SỬ DỤNG CORTICOID VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thứ hai - 02/11/2020 15:51

SỬ DỤNG CORTICOID VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch; được áp dụng trong điều trị của nhiều chuyên khoa khác nhau: khớp, dị ứng, thận, hô hấp…. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận.

Dạng thuốc

Nhóm thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng đường dùng khác nhau:

  • Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng xịt mũi
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ.... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....)
12

Các loại corticoid thường gặp

Các loại corticoid thường gặp trong thành phần của thuốc là: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone, clobetasone, budesonide...

Chỉ định của Corticoid

Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, như:

  • Các bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus…
  • Bệnh phổi phế quản: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Cơn gút cấp
  • Buồn nôn và nôn: được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư
  • Thay thế hormone tuyến thượng thận.
  • Dự phòng thải ghép: sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng thải ghép trong ghép gan, thận....
  • Các phản ứng dị ứng nặng
  • Một số bệnh lý ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt...

Tác dụng phụ của corticoid

Sử dụng corticoid trong thời gian ngắn thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng đợt ngắn gồm: kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ.

Tác dụng phụ thường xảy ra nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhìn chung, liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn.

Vì vậy, các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng liều thấp nhất có thể mà vẫn kiểm soát được các triệu chứng. Một số bệnh cần dùng liều cao hơn so với các bệnh khác để kiểm soát triệu chứng. Thậm chí với cùng một bệnh, liều cũng thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi tùy theo từng giai đoạn bệnh

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể phát sinh với việc sử dụng thuốc kéo dài như:

222
Mặt tròn, mọc ria như nam giới và mất kinh nguyệt sau dùng thuốc corticoid.

Vì lý do có nhiều tác dụng phụ nên các bác sĩ lâm sàng thường sẽ phải cân nhắc rất nhiều khi chỉ định điều trị bằng nhóm thuốc này và sẽ phải khuyến cáo người bệnh các tác dụng phụ cũng như cách theo dõi chúng.

Thực trạng sử dụng corticoid tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay người bệnh có thể dễ dàng mua được nhóm thuốc này kể cả khi không có đơn của bác sĩ và khả năng tuân thủ điều trị kém của người bệnh thì tình trạng lạm dụng nhóm thuốc này càng đáng lo ngại.

Nhiều trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc theo đơn cũ không đi khám lại hoặc tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc về dùng theo kinh nghiệm truyền miệng, thấy hiệu quả giảm đau, chống viêm tức thì ngay sau khi sử dụng thì cho rằng đó là “thần dược” nên đã dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn tìm đến các loại thuốc đông y, thuốc nam vì nghĩ nó “lành hơn” thuốc tây mặc dù không biết nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính: đau khớp, gút, viêm mũi xoang, dị ứng…; mà nhóm thuốc này rất khó xác định được thành phần cũng như liều lượng corticoid trong đó, chỉ đến khi các tác dụng phụ của corticoid nặng nề mới đến gặp các bác sĩ và phát hiện ra tác hại của nó.

Việc sử dụng corticoid như con dao hai lưỡi. Vì vậy, để phát huy hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này; các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt các loại thuốc nam, thuốc bắc trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để siết chặt quản lý việc quảng cáo thuốc trên mạng cũng như việc mua bán thuốc không có đơn hiện nay.

 

Nguồn tin: Khoa Dược – Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay8,545
  • Tháng hiện tại243,951
  • Tổng lượt truy cập4,004,133
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây